Các khuyết tật mối hàn thường do kỹ thuật hoặc thông số không đúng, chẳng hạn như che chắn khí bảo vệ kém hoặc tốc độ di chuyển không phù hợp.

Khắc phục sự cố khi hàn MIG 

Cũng như nhiều lĩnh vực khác, hàn MIG đôi khi cũng gặp phải lỗi do con người gây ra. Các khuyết tật mối hàn thường bắt nguồn từ kỹ thuật hàn không đúng, thông số hàn không phù hợp hoặc cài đặt thiết bị sai lệch. Khi xuất hiện khuyết tật mối hàn, điều quan trọng là người thợ hàn cần có kiến thức để xử lý sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Rỗ khí trong mối hàn 

Rỗ khí là một trong những khuyết tật phổ biến nhất trong hàn MIG, xảy ra khi khí bị giữ lại trong kim loại mối hàn. Nguyên nhân chủ yếu là do che chắn khí bảo vệ không đủ, và có thể khắc phục bằng nhiều cách. 

Đầu tiên, hãy kiểm tra bộ điều chỉnh hoặc đồng hồ đo lưu lượng khí để đảm bảo lưu lượng khí đủ, và điều chỉnh tăng lên nếu cần thiết. Kiểm tra ống dẫn khí và súng hàn để phát hiện rò rỉ. Nếu khu vực hàn có gió lùa, hãy chắn gió lại. 

Để tăng cường độ bao phủ khí bảo vệ thích hợp, điều quan trọng nữa là sử dụng chụp khí đủ lớn để che chắn hoàn toàn vũng hàn bằng khí, giữ cho chụp khí sạch sẽ và không bị văng bắn, đồng thời tuân theo khuyến nghị của nhà sản xuất về độ thụt vào thích hợp của đầu hàn so với chụp khí. 

Các nguyên nhân khác gây rỗ khí bao gồm: 

  • Bề mặt vật liệu cơ bản bẩn (dầu mỡ, rỉ sét, bụi bẩn). 
  • Góc cầm súng hàn quá nghiêng. 
  • Dây hàn nhô ra khỏi chụp khí quá xa . 
  • Bình khí bảo vệ bị ẩm ướt hoặc nhiễm bẩn – cần thay ngay bình bị hỏng. 

 

Thiếu ngấu và chồng mép ( nguội ) 

Các thuật ngữ chồng mépthiếu ngấu thường được sử dụng thay thế cho nhau 

Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt nhẹ và có thể xảy ra độc lập hoặc đồng thời trong quá trình hàn MIG. 

Thiếu ngấu là hiện tượng kim loại hàn không nóng chảy và kết dính hoàn toàn với kim loại cơ bản hoặc với lớp mối hàn trước đó. 
Nguyên nhân chủ yếu là do góc cầm súng hàn không đúng hoặc tốc độ di chuyển lúc hàn không phù hợp. 

Để tránh hiện tượng này, cần duy trì góc nghiêng của súng hàn từ 0 đến 15 độ trong quá trình hàn và giữ hồ quang ở cạnh trước của vũng hàn. 
Đôi khi cũng cần tăng tốc độ di chuyển để đảm bảo vị trí hồ quang chính xác. 

Nhiệt đầu vào không đủ trong quá trình hàn cũng có thể gây ra thiếu ngấu. 
Có thể khắc phục bằng cách tăng điện áp hoặc tăng tốc độ cấp dây hàn. 

Việc sử dụng tốc độ di chuyển không đúng cũng có thể gây ra hiện tượng chồng mép, khiến kim loại hàn bị đắp quá đầy và chảy tràn lên phần chân mối hàn. 
Tăng tốc độ di chuyển là cách hiệu quả để ngăn chặn hiện tượng này. 

 

Cháy thủng
Thủng mối hàn xảy ra khi kim loại hàn xuyên hoàn toàn qua vật liệu cơ bản, thường gặp khi hàn các vật liệu mỏng dưới 1/8 inch hoặc khoảng 12 gauge. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là nhiệt lượng quá cao, có thể khắc phục bằng cách giảm điện áp hoặc tốc độ cấp dây. Tăng tốc độ di chuyển cũng có thể giúp hạn chế thủng mối hàn, đặc biệt khi hàn MIG trên các vật liệu dễ tích tụ nhiệt như nhôm mỏng.

Văng bắn hồ quang quá mức  

Có nhiều nguyên nhân trong quá trình hàn MIG dẫn đến hiện tượng văng bắn hồ quang quá mức, bao gồm: 

  • Lượng khí bảo vệ không đủ 
  • Vật liệu nền bẩn, dây hàn bị nhiễm bẩn hoặc rỉ sét 
  • Điện áp hoặc tốc độ di chuyển súng hàn quá nhanh 
  • Chiều dài dây hàn nhô ra quá dài 

Đảm bảo lưu lượng khí bảo vệ thích hợp, làm sạch kỹ vật liệu cơ bản, giảm cài đặt thông số hàn và sử dụng chiều dài dây hàn nhô ra ngắn hơn là những cách để tránh tích tụ văng bắn hồ quang quá nhiều. 

Đối với dây lõi thuốc tự bảo vệ, hãy chắc chắn hàn với cực tính thẳng (điện cực âm) và sử dụng kỹ thuật kéo để giảm thiểu khả năng văng bắn tích tụ. Khi sử dụng dây lõi thuốc hoặc dây lõi kim loại, điện áp thấp cũng có thể tạo ra lượng văng bắn quá nhiều. Nếu bạn thấy văng bắn tích tụ, hãy tăng điện áp khi cần thiết. 

Đầu hàn không đúng kích cỡ, bị mòn hoặc độ thụt vào của đầu hàn so với chụp khí không đúng cũng có thể gây ra văng bắn quá nhiều. 

Mối hàn lõm và mối hàn lồi 

Mục tiêu của quá trình hàn là tạo ra một mối hàn mịn và phẳng. Các mối hàn quá lõm hoặc quá lồi đều có thể ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của sản phẩm sau khi hoàn thiện. 

Mối hàn lõm thường gặp khi hàn theo chiều từ trên xuống và nguyên nhân chủ yếu là do tác động của trọng lực. Để khắc phục, cần điều chỉnh các thông số hàn xuống mức thấp hơn để vũng hàn ít lỏng hơn và có thể lấp đầy mối nối tốt hơn. Nếu mối hàn lõm xuất hiện khi hàn ở vị trí bằng hoặc ngang, nguyên nhân có thể là do điện áp quá cao, tốc độ cấp dây quá chậm hoặc tốc độ di chuyển lúc hàn quá nhanh. 

Mối hàn lồi là mối hàn cao, có hình dạng giống sợi dây và thường xảy ra khi hàn ở vị trí bằng hoặc ngang. Nhưng cũng có thể xuất hiện trong mối hàn góc nếu thông số hàn quá thấp so với vật liệu. Mối hàn lồi thường có sự liên kết kém tại mép mối hàn. Để tránh hiện tượng này, cần tăng điện áp. Ngoài ra, luôn tuân thủ quy trình hàn được khuyến nghị, sử dụng khí bảo vệ phù hợp với vật liệu và đảm bảo cực tính chính xác cho dây hàn. 

Khắc phục các khuyết tật hàn phổ biến 

Để giảm thiểu thời gian và chi phí trong việc xử lý các khuyết tật hàn MIG, cần áp dụng một phương pháp tiếp cận có hệ thống khi khắc phục từng lỗi nếu chúng xuất hiện.  

Hãy kiểm tra các yếu tố có thể đã thay đổi trong quá trình hàn — chẳng hạn như thông số cài đặt hoặc kỹ thuật thao tác của thợ hàn — sau đó xem xét các gợi ý sau như những biện pháp khắc phục khả thi. 

Bàn Giao Máy Hàn Mig Panasonic
...
Để lại một bình luận
Xin lỗi, "Hiển thị danh mục trong tabs!" không thể hiển thị trong cột